Bài viết sau đây được tổng hợp từ những nguồn chất lượng trong sách dược liệu của Việt Nam và Trung Quốc.
Giới thiệu chung về sắn dây
Sắn dây hay còn gọi là cát căn, cam cắt căn, phấn cát, củ sắn dây.
Tên khoa học của sắn dây là Pueraria thomsoni Benth.
Sắn dây thuộc họ cánh bướm Fabaceae
Cát căn (Radix Puerariae) là rễ phơi hay sấy khô của cây sắn dây. Cát là sắn, căn là rễ, vị thuốc là rễ một loại sắn.
Đặc điểm của sắn dây
Sắn dây là một loại dây leo có thể dài tới 10m, rễ phát triển to lên thành củ, nhiều bột. Thân sắn dây hơi có lông, lá kép gồm 3 lá chét, lát chét hình trứng, bản thân lá chét lại chia thành 2-3 thùy rõ tệt, phieenslas chét dài 7-15cm, rông 5-12cm có lông nằm rạp trên 2 mặt lá, cuống lá chét giữa dài, cuống 2 lá chét hai bên ngắn hơn. Hoa màu xanh tím, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả giáp dài 9-10cm, rộng 10mm, màu vàng nhạt, rất nhiều lông.
Sắn dây mọc hoang ở khắp miền rừng núi nước ta, tuy nhiên không thấy khai thác cây mọc hoang. Sắn dây được trồng tại khắp nơi để lấy củ ăn và chế bột sắn dây làm thuốc.
Từ cuối tháng 10 đến tháng 3-4 năm sau, người ta đào lấy rễ rửa sạch đất cát, bóc bỏ lớp vỏ giấy bên ngoài (cho dễ khô), cắt thành từng khúc dài 10-15cm, nếu đường kính quá to thì bổ dọc thành 2 nửa, có khi thái thành từng miếng dày 0,5-1cm, xông diêm sinh, sau đó phơi hoặc sấy khô. Nếu muốn chế thành bột sắn dây thì giã nhỏ, gạn lấy tinh bột, lọc đi lọc lại nhiều lần và phơi khô.
Thành phần hóa học của sắn dây
Trong củ sắn dây chứa nhiều loại isoflavone, triterpenes và saponin. Nó cũng chứa nhiều tinh bột (khoảng 12-15% trong củ sắn dây tươi), alkaloid, β-sitosterol, daucosterol, coumarin và các hợp chất Phenol khác.
Gốc của Pueraria lobata, chứa isoflavone như puerarin, daidzein, daidzin, 3′-hydroxypuerarin, 3′-methoxypuerarin, biochanin A, genistein, formononetin, tectorigenin, 7,4-di-O-methyltectorigenin, puerarinxyloside (PG-2) , và 4′-O-glucosylpuerarin (PG-6); saponin của nó bao gồm sophoradiol, cantoniensistriol, đậu nành AB, kudzusapogenols A & C, kudzusapogenol B methylester, formononetin-7-glucoside; những chất khác bao gồm puerarol, lupenone, allantoin, β-sitosteryl-β-D-glucoside, 6,7-dimethoxycoumarin và 5-methylhydantoin.
Đối với gốc của Pueraria thomsoni, tổng lượng isoflavone thấp hơn loại trên, nhưng cả hai đều có thành phần tương tự, chẳng hạn như daidzein, daidzin, puerarin, 4′-methoxypuerarin, daidzein-4, 7-diglucoside, và β-sitosterol.
Lượng isoflavone sẽ giảm đáng kể nếu sắn dây bị mốc.
Mong rằng bài viết sẽ có ích với bạn.
Tham khảo:
- Những công dụng của bột sắn dây
- Ăn bột sắn dây có béo không
- 2 cách pha bột sắn dây uống ngon